Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Bài văn giải thích và chứng minh của Khuê đạt điểm 9! ^^

Hôm nay rảnh nên ngồi post cái bài tập làm văn được 9 điểm hôm thứ 2 lên cho mọi người cùng xem! Đây là cả một tâm huyết của mình ngồi làm từ tối thứ 6 đến tận tối chủ nhật. Ngồi nặn... mụn cả buổi mới ra được chứ không phải giỡn đâu à! ^^

Đề bài: Giải thích và chứng minh câu nói của Lê - nin: " Học, học nữa, học mãi! "
Bài Làm
Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức. Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích lũy. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở,...v....v...Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê - nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất hay và nổi tiếng để khuyên nhủ, nhắc nhở mọi người luôn giữ vững ý chí và tinh thần học tập. Đó chính là: " Học, học nữa, học mãi! "

Vậy câu nói trên có nghĩa là gì? Chúng ta đều biết rằng có học mới có được kiến thức mà có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. " Học" ở đây là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong trường. Nhưng cái " học " trong câu của Lê - nin không chỉ dừng lại ở đấy mà còn muốn nhắc nhở mọi người rằng muốn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập không ngừng nghỉ, học suốt đời và không chỉ học trong trường mà cần phải học mọi lúc, mọ nơi, mọi phương diện. Trong câu nói của Lê - nin còn " học nữa, học mãi ". Vậy " học nữa, học mãi " nghĩa là gì nhỉ? " Học nữa " ở đây nghĩa là học thêm, nâng cao, mở rộng kiến thức và tầm hiểu biết, bổ sung thêm vào những điều đã học được. Còn " học mãi " là học không ngừng, học suốt đời.

Thế tại sao cần " học, học nữa, học mãi " ? Vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người trong chúng ta chỉ như giọt nước mà thôi. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, kiến thức nhân loại luôn phát triển từng ngày, vì thế không bao giờ chúng ta học được những kiến thức đó và cũng vì vậy mà chúng ta phải luôn học tập không ngừng. Học để mở rộng tầm hiểu biết, để ứng dụng trong cuộc sống,...

Vậy nếu không thế thì sao? Thì ta sẽ ngu dốt, kiến thức nghèo nàn, lạc hậu rồi sẽ thất bại trong công việc và trong cuộc sống, trở nên vô dụng. Không giúp ích được cho xã hội và gia đình. Không có thể tự nuôi dưỡng mình và phụng dưỡng cha mẹ được.

Muốn như thế phải làm như thế nào nhỉ? Chúng ta phải chịu khó học hỏi, tìm hiểu những thứ mới, đi nhiều nơi để gặp nhiều người mới để học tập những kinh nghiệm bổ ích, những điều hay lẽ phải từ họ. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp ta học hỏi được rất nhiều điều hay như từ Internet ta có thể biết được nhiều điều bổ ích, học được nhiều thứ thú vị mà ta chưa hề biết. Ngoài ra, sách báo cũng là nơi mà ta cần học hỏi. Sách là một kho táng vô tận, là nơi ghi lại nhiều đìều tinh tuý của nhân loại,...Như vậy, có rất nhiều phương tiện học tập nhưng để việc học đạt kết quả tốt, chúng ta phải xác định động cơ học tập và cần có tinh thần thái độ học tập đúng đắn

[....] Hic...hic! Mệt quá đi! Bài văn này còn dài lắm! Đây mới chỉ là nêu những lý lẽ, lập luận để giải thích câu nói này thôi. Còn phần dẫn chứng thì ngày mai mình sẽ post tiếp vậy ha! Đi ngủ đây! Bye bye